Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Nhà nước
về du lịch, sự hợp tác, hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự phấn đấu nỗ lực của
toàn ngành, thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể,
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; thu hút đầu tư; tạo việc làm; đón tiếp ngày càng nhiều du khách quốc tế và
nội địa. Trong bối cảnh chịu tác động đáng kể từ suy thoái, khủng hoảng và suy
giảm của một số thị trường, ngành Du lịch Việt Nam vẫn đón được 7,9 triệu
lượt khách quốc tế và 38,5 triệu lượt khách du lịch nội địa (số liệu năm 2014) (1)
Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch
(CSLTDL) đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số
lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm
du lịch Việt Nam. Số CSLTDL được xếp hạng phân bổ tương đối đều trên cả 3
miền: Miền Bắc chiếm 45% về cơ sở và 32% về số buồng, miền Trung chiếm
29% về cơ sở và 38% về số buồng, miền Nam chiếm 25% về cơ sở và 30% về
số buồng. Tính đến 31/12/2014, các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng bao
gồm: 74 cơ sở hạng 5 sao với 18.300 buồng, 194 cơ sở hạng 4 sao với 24.400
buồng, 387 cơ sở hạng 3 sao với 28.400 buồng, 1375 cơ sở hạng 2 sao với
51.300 buồng, 3227 cơ sở hạng 1 sao với 60.700 buồng, 11 cơ sở hạng cao cấp
với hơn 1400 buồng, hơn 7000 cơ sở hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch với
hơn 78.500 buồng (số liệu năm 2014).
Hệ thống CSLTDL ở Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới.
Sự hiện diện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord,
IHG, Mariot, Movenpick, Park Hyatt, Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần
tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng cường năng
lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
54
Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở
có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tập trung ở các khu vực ngoại
thành, làng xã, thôn bản, vùng dân tộc ít người, vùng cao (Tây Nguyên, miền
núi), đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và
có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam
tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp
khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam.
2.2 Tổng quan về thị trường kinh doanh loại hình lưu trú tại TP. Nha
Trang
Tính đến tháng 9/2015 (2): tổng số phòng nghỉ là 15,126 phòng (gần 600 cơ
sở lưu trú), tăng 667 phòng (tăng 4.69%), trong đó:
Khách sạn 5 sao: 1,329 phòng (8 khách sạn) chiếm 8.79% – tăng 9.29%
Khách sạn 4 sao: 1,691 phòng (9 khách sạn) chiếm 11.18% – tăng 53.59%
Khách sạn 3 sao: 2,984 phòng (40 khách sạn) chiếm 19.73% – tăng 12.01%.
Còn lại chiếm 60.3% là khách sạn từ 2 sao trở xuống và các loại hình lưu trú
khác, nhìn chung số phòng đều có mức tăng từ 15% đến 20%.
Theo thông tin từ những hãng lữ hành lớn trong nước và các khách sạn lớn
tại điểm đến Nha Trang cho cả khách nội địa và quốc tế, nhìn chung số lượng
khách đến Nha Trang có tăng, nhưng mức độ chi tiêu cho kỳ nghỉ không cao.
Hầu hết du khách lưu trú tại khách sạn 2-3 sao cho kỳ nghỉ của mình với ngân
sách từ $25 đến $50/phòng/đêm, tại khách sạn 4 sao với mức giá bình quân từ
$52 đến $70/phòng và từ $85 đến $150/phòng/đêm cho khách sạn 5 sao.
Ngoài ra, dù lượng khách tăng nhưng lượng phòng của phân khúc từ 2-4 sao
lại tăng với tốc độ nhanh hơn, gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu, cộng với
tâm lý phải lấp đầy phòng bằng mọi giá của các khách sạn có số lượng phòng
55
lớn, kể cả các khách sạn mang thương hiệu quốc tế, đã góp phần làm cho giá
bán phòng bình quân của phân khúc 4-5 sao không những không tăng mà còn bị
kéo xuống với mức thấp khó chấp nhận được.
Qua số liệu cho thấy hiện tại trên địa bàn thành phố Nha Trang có rất nhiều
khách sạn với đủ các phân khúc khác nhau từ cao cấp đến bình dân đang hoạt
động. Đem lại cho du khách nhiều cơ hội lựa chọn khi đến TP. Nha Trang.
Nhưng trước tình hình kinh tế chỉ mới thoát khỏi suy thoái, đang trong quá trình
hồi phục chậm, lượng khách du lịch đến Nha Trang tuy có tăng, cụ thể : 9 tháng
đầu năm 2015: tổng lượt khách đạt 2,753,425 lượt, tăng 24.95% so với cùng kỳ
năm ngoái (2,203,643 lượt), trong đó:
Khách quốc tế là 606,182 lượt, tăng 25.85% so với cùng kỳ năm ngoái
(481,673 lượt)
Khách trong nước, Việt kiều là 2,147,243 lượt – tăng 24.7% so với cùng kỳ
năm ngoái (1,721,970 lượt)
Tuy nhiên, nếu so với mức tăng của tính riêng số lượng phòng 3-4 sao thì
đang có sự mất cân đối cung cầu, phân khúc 4 sao – đang có mức tăng trưởng
về số lượng phòng là 53.59%, so với lượng khách chỉ tăng 24.7%. Vì vậy, các
khách sạn đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất của cạnh tranh.
Đối với thị trường khách sạn bình dân từ 2 sao trở xuống mà khách sạn ACB
Nha Trang đang hoạt đông, thì chiếm 61% tổng số phòng nghỉ tại Nha Trang,
với số lượng đông đảo với mức tăng số lượng phòng từ 15% đến 20%, tạo một
áp lực lớn cho tình hình kinh doanh của khách sạn, thúc đẩy khách sạn phải có
một chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn, trước thực trạng dư thừa nguồn
cung hiện nay.
Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở
có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), dịch vụ nhà ngủ mini dành cho
56
dân phượt, hay các loại hình lưu trú trên thuyền tạo nên một bức tranh hết sức đa
dạng trong thị trường kinh doanh lưu trú tại Nha Trang, đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để không bị bỏ lại
quá xa.
Số liệu và một vài thông tin tham khảo trên một số Website :
. http://www.baodulich.net.vn/
. http://www.5d.com.vn/
2.3 Mô tả đặc tính mẫu điều tra các khách hàng tại địa bàn thành
phố Nha Trang
2.3.1. Tỷ lệ khách hàng chọn tiêu chuẩn các loại hình lưu trú
Bảng 1.1 Tỷ lệ lựa chọn tiêu chuẩn các loại hình lưu trú
Tiêu chuẩn khách sạn
Tần số
Tỷ lệ
Khách sạn 5 sao
22
12%
Khách sạn từ 3 đến 4 sao
38
21%
Khách sạn 2 sao
71
39%
57
Nhà nghỉ đến khách sạn 1 sao
46
25%
Khác
5
3%
Tổng
182
100%
(Nguồn: Tính toán dựa trên phiếu điều tra khảo sát)
Hình 1.3 Các tiêu chuẩn loại hình lưu trú
Theo như số liệu thu thập được đối với các du khách hiện đang du lịch
tại địa bàn thành phố Nha Trang. Thì khách hàng chọn lưu trú chủ yếu tại
khách sạn 2 sao là cao nhất chiếm 39% tiếp đó là là khách sạn 1 sao hoặc nhà
nghỉ chiếm 25% và vị trí thứ ba là khách sạn từ 3- 4 sao chiếm 21%. Còn lại
khách chọn lưu trú tại khách sạn 5 sao chỉ chiếm 12 % và các loại hình khác
chỉ chiếm 3%. Sỡ dĩ vì hiện tại lượng khách sạn từ 2 sao trở xuống chiếm tới
61% số lượng phòng tại Nha Trang, bên cạnh đó trước sức ép của việc kinh tế
suy giảm đang trong giai đoạn hồi phục khách hàng cũng có tinh giảm về nhu
cầu ngủ nghỉ của mình. Bên cạnh đó địa bàn thành phố Nha Trang chủ yếu là
khách Nga việc đồng tiền Nga mất giá cũng khiến cho du khách Nga tìm đến
những tiêu chuẩn lưu trú thấp hơn. Ngoài ra việc lựa chọn khách sạn 2 sao
58
cũng là lựa chọn ưu tiên phổ biến của khách hàng đi công tác vì giá cả hợp lý
mà chất lượng so với 3 sao cũng không thua gì mấy. Thực tế cho thấy việc
chênh lệch giữa tiêu chuẩn khách sạn 3 sao và 2 sao không thật sự rõ nét, 3
sao vì họ ở vị trí thuận lợi, có thêm các dịch vụ phụ trợ như ăn uống, spa,…
hay được trang bị thêm một số trang thiết bị hiện đại khác, còn về chất lượng
phòng nhìn chung không có sự chênh lệch quá nhiều, nên chính vì du khách
thường chọn khách sạn 2 sao trở lên để lưu trú trong thời gian du lịch và đi
công tác.
Khách chọn lưu trú tại nhà nghỉ hoặc khách sạn 1 sao đứng ở vị trí thứ 2
ngoài việc chiếm tỷ trọng lớn về số phòng ngoài ra do TP Nha Trang có quốc
lộ 1 đi qua và cũng là cửa ngõ của các tỉnh khu vực Tây Nguyên nên lượng
khách vẵng lai, và khách du lịch ngắn hạn chiếm số lượng khá lớn nên họ
thường chọn loại hình lưu trú này để tiết kiệm chi phí.
Đứng ở vị trí thứ 3 là chuỗi khách sạn từ 3-4 sao vì hiện tại số lượng
khách sạn từ 3-4 đang tăng chiếm hơn 30% số lượng phòng tại địa bàn TP
Nha Trang. Một phần ở đây cũng có một lượng lớn khách chuyển từ 5 sao
xuống trước sức ép của kinh tế khó khăn. Khách chọn lưu trú tại khách sạn 34 sao khi đến Nha Trang nhìn chung họ mong muốn được tận hưởng trọn vẹn
kỳ nghỉ cua mình với các dịch vụ trọn gói của khách sạn hết sức phong phú,
cho thấy nhu cầu về nghỉ dưỡng cao cấp của khách hàng luôn cao, mặc cho
kinh tế còn đôi chút khó khăn.
Đứng ở vị trí cuối trong sự lựa chọn lần lượt là khách sạn 5 sao và các
loại hình khác, có thể dể dang nhận thấy bởi vị hiện tại số lượng khách sạn 5
sao trên địa bàn TP. Nha Trang không nhiều chỉ chiếm khoang 9% số lượng
phòng hiện có, bên cạnh đó là vấn đề về kinh tế khó khăn khiến du khách
cũng e dè trong việc lựa chọn khách sạn 5 sao. Còn đối với loại hình khác như
59
homestay hay những dịch vụ buồng ngủ mini do còn mới và giá cả cũng
không hơn gì so với ở khách sạn nên nhìn chung không được khách hàng lựa
chọn nhiều.
2.3.2. Phương tiện thông tin
Bảng 1.2 Các phương tiện thông tin tiếp cận thương hiệu khách sạn
Phương tiện
Tần số
Tỷ lệ
Ti vi
23
6.32%
Báo chí
45
12.36%
Internet
67
18.41%
Bạn bè, người thân giới thiệu
115
31.59%
Công ty Du lịch, lữ hành
97
26.65%
Khác
17
4.67%
Tổng
364
100%
(Nguồn: Tính toán dựa trên phiếu điều tra khảo sát)
Hình 1.4 Cơ sở tiếp cận thương hiệu khách sạn
Phương tiện thông tin chính của khách hàng về thương hiệu khách sạn
chính là từ lời giới thiệu của bạn bè người thân chiếm 32%, tiếp theo đó là từ
các công ty du lịch lữ hành chiến 27%, sau đó là từ internet chiếm 18%. Cho
thấy chúng ta cần xây dựng một hình ảnh khách sạn tốt để khách hàng ưu ái
giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng nhau trải nghiệm. Mỗi góp ý, phản ánh
60
của khách hàng đều phải được đội ngũ nhân viên khách sạn tiếp thu để từ đó
hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó khách sạn còn chủ động liên
kết, hợp tác tạo mối quan với các văn phòng Tour lớn như : Vietraval, SaiGon
tourist, Long Phu tourist, Anex tour,… để quảng bá hình ảnh khách sạn đến
với du khách. Ngoài ra khách sạn cũng chú trọng quảng bá trên các phương
tiện truyền thông để đưa hình ảnh của khách sạn đến gần hơn du khách từ
khắp cả nước.
2.4. Giới thiệu về Khách sạn ACB Nha Trang
2.4.1 Quá trình hình thành của khách sạn ACB Nha Trang
Khách sạn ACB Nha Trang được thanh lập vào năm 2007. Tọa lạc tại số
80/3 Quang Trung, ACB Hotel, nằm ngay trung tâm thành phố, cách bờ biển 10
phút đi bộ, cách Ga Nha Trang 4 phút đi bằng taxi, là địa điểm lý tưởng du
khách có thể lựa chọn khi đến thành phố biển Nha Trang để tham quan và nghỉ
dưỡng. Với quy mô 28 phòng tiện nghi và sạch sẽ.
61
Hình 1.5 Ngoại thất khách sạn ACB Nha Trang
ACB Hotel được thiết kế hiện đại với nội thất sang trọng, phòng tắm sạch
sẽ, trang thiết bị vệ sinh cao cấp. Được chia làm 3 loại phòng nhằm phục vụ nhu
cầu đa dạng của quý khách. ACB Hotel có bãi đỗ xe riêng thuận tiện cho các
gia đình hoặc khách đoàn khi tới đây nghỉ dưỡng.
Hình 1.6 Nội thất khách sạn ACB Nha Trang
Khách sạn ACB Nha Trang đã được Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
công nhận là khách sạn theo tiêu chuẩn 2 sao từ năm 2007.
Số TT
1
2
3
4
5
6
Chức danh
Giám đốc
Phó giám đốc – quản lý KS
Lể tân
Kế toán
Buồng phòng
Bảo vệ
Tổng cộng
Số lượng
1
2
3
1
3
2
12
Trình độ
Đại học
Đại học
Cao đẳng –Trung cấp
Đại học
Sơ cấp nghề – PT
PT
2.4.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn ACB Nha Trang
Bảng 1.6 Cơ cấu tổ chức :
Sơ đồ tổ chức
Giám đốc
62
Quản lý khách sạn
Kế toán
Lể tân
Buồng
phòng
Bảo vệ
Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức khách sạn ACB Nha Trang
2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn ACB Nha Trang
2.5.1 Tình hình kinh doanh qua các năm
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn ACB
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn ACB
Chỉ tiêu
Doanh
thu
Chi phí
Lợi
nhuận
201
2013
2014
2015
2013/2012
2209 3522
4148
4648
1313 159% 626
118% 500
112%
2063
3061
3378
759
158% 998
148% 317
110%
1459
1087
1270
554
161% -372
75%
117%
2
130
4
905
2014/2013
2015/2014
183
(Nguồn từ bộ phận kế toán khách sạn )
Nhận xét : Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của khách sạn qua các
năm đều tăng, nguyên do là do khách sạn vẫn duy trì được một lượng khách
lưu trú với nhu cầu là đi công tác, bên cạnh đó là hàng năm TP Nha Trang
63
thường tổ chức các lể hội sự kiện du lịch lớn nên nhìn chung doanh thu ổn
định, bên cạnh đó khách sạn cũng cho đầu tư xây mới cải tạo, nâng cấp trang
thiết bị thu hút khách đến lưu trú tại khách sạn.
b. Tình hình thực hiện doanh thu và chi phí tại khách sạn ACB.
Nhìn chung doanh thu của khách sạn đều tăng, nên khách sạn luôn có
các chế độ chăm lo cho đời sống nhân viên rất tốt, thường xuyên động viên,
thăm hỏi, thưởng cho các nhân viên hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra khách
sạn đã tiến hành tăng lương cho nhân viên thêm từ 500.000 đến 1.000.000 so
với mức lương cũ ban đầu, giúp ổn định cuộc sống của nhân viên, giúp họ
yên tâm gắn bó với khách sạn. Ngoài ra khách sạn còn cho nhân viên đi học
các khóa nghiệp vụ ngắn hạn, để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như công
tác đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách khi đến lưu trú tại khách sạn.
Khách sạn trong những năm qua rất chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp
mua sắm thêm các trang thiết bị để phục vụ nhu cầu cho du khách tốt nhất, cụ
thể từ năm 2013 trở đi khách sạn đã bắt đầu tiến hành chỉnh trang, sửa chữa
lại toàn bộ các hạng mục, phòng ốc trở nên mới mẻ, sach sẽ vệ sinh hơn,
nâng cấp các trang thiết bị để phục vụ nhu cầu của khách hàng được được tốt.
2.5.2 Tình hình nguồn khách
Bảng 1.4 Tình hình nguồn khách
Chỉ
2012
tiêu
SL
Tổng
495
642
737
SLK
7
4
8
Khách
QT
Khách
2013
TT
SL
304
6%
260
465
94% 616
2014
TT
4%
SL
375
96% 700
64
2015
TT
SL
TT
9181
5%
425
5%
2013/
2014/ 2015/
2012
2013
2014
130%
115%
124%
86%
144%
113%
114%
125%
95% 8756 95% 132%
Source: https://fxtaichinh.com
Category: Tài Chính